I. Doanh nghiệp đăng ký kiểm tra.
Khách hàng gửi hồ sơ đăng ký kiểm tra trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Phòng Kiểm tra Nhà nước về An toàn thực phẩm - Viện năng suất chất lượng Deming
Hồ sơ đăng ký kiểm tra gồm có:
a. 01 Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm nhập khẩu (Theo mẫu);
b. Bản sao có chứng thực Giấy tiếp nhận công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định về an toàn thực phẩm do Bộ Y tế hoặc cơ quan có thẩm quyền được Bộ Y tế ủy quyền cấp;
c. Bản sao công chứng Hợp đồng nhập khẩu hàng hóa (Contract), danh mục hàng hóa kèm theo (Packing list);
d. Bản sao có chứng thực và có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu: Vận đơn (Bill of Lading); hóa đơn (Invoice); tờ khai hàng hóa nhập khẩu.
e. Trường hợp áp dụng phương thức kiểm tra giảm hoặc chỉ kiểm tra hồ sơ, thì bộ hồ sơ đăng ký gồm có: Bản sao có chứng thực hoặc các tài liệu liên quan chứng minh theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Thông tư 28/2013/TT-BCT
f. Giấy tờ ủy quyền của thương nhân chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa cho các tổ chức, cá nhân làm công việc nhập khẩu sản phẩm thực phẩm (nếu có).
II. Chỉ định phương thức kiểm tra lô hàng
Áp dụng phương thức kiểm tra chặt trong các trường hợp sau:
a) Thực phẩm được nhập từ một cơ sở chế biến ở nước ngoài và cơ quan kiểm tra được thông báo hoặc được biết là nằm trong khu vực có nguồn ô nhiễm hoặc có mầm bệnh dịch nguy hiểm có thể lây sang người;
b) Lần nhập trước đó không đạt yêu cầu nhập khẩu;
c) Có văn bản của Bộ Công Thương yêu cầu áp dụng phương thức kiểm tra chặt vì phát hiện sản phẩm đang lưu thông trên thị trường có nguy cơ gây hại sức khỏe, tính mạng con người.
a) Thực phẩm đã có dấu hợp quy;
b) Thực phẩm cùng loại, cùng xuất xứ có chất lượng ổn định qua ít nhất hai (02) lần kiểm tra liên tiếp hoặc đã được Bộ Công Thương xác nhận bằng văn bản đủ điều kiện kiểm tra giảm;
c) Thực phẩm cùng loại, cùng xuất xứ với mẫu chào hàng đã kiểm nghiệm đạt yêu cầu nhập khẩu;
d) Thực phẩm cùng loại, cùng xuất xứ và đã được kiểm tra trước khi nhập khẩu hoặc có phiếu kết quả phân tích của bên thứ ba tại nước sản xuất được cơ quan thẩm quyền của nước ký kết Điều ước quốc tế với Việt Nam thừa nhận lẫn nhau đối với hoạt động chứng nhận an toàn thực phẩm chứng nhận;
e) Thực phẩm thuộc Danh mục hàng hoá được chứng nhận mang dấu phù hợp tiêu chuẩn (dấu hợp chuẩn) của nước xuất khẩu hoặc của khối thị trường chung khu vực do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thừa nhận và công bố theo từng thời kỳ.
Áp dụng phương thức chỉ kiểm tra hồ sơ trong các trường hợp sau:
a) Thực phẩm nhập khẩu đã được cơ quan có thẩm quyền của nước ký kết Điều ước quốc tế thừa nhận lẫn nhau với Việt Nam trong hoạt động chứng nhận an toàn thực phẩm xác nhận đạt yêu cầu về an toàn thực phẩm.
b) Thực phẩm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh đã được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam hoặc nước xuất khẩu chứng nhận có hệ thống quản lý an toàn thực phẩm phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam hoặc tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn quốc tế được phép áp dụng tại Việt Nam.
c) Các lô hàng cùng loại có cùng xuất xứ đã được kiểm tra năm (05) lần trước đó đạt yêu cầu nhập khẩu.
Áp dụng phương thức kiểm tra thông thường trong các trường hợp còn lại.
Để biết thêm chi tiết thì xin liên hệ với chúng tôi để được nhân viên tư vấn chính xác nhất!
Trung tâm giám định chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCert
Miền Bắc: Ms Vân – 0905 539
099, Ms Chi– 0384 224 597
Miền Trung: Ms Phương –
0903 509 161, Mr Trường – 0903 515 430
Miền Nam: Mr Tưởng – 0905 849 007, Mr Thắng – 0903 525 899
Giám định thực phẩm, kiểm tra chất lượng thực phẩm, tự công bố thực phẩm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét