Thứ Năm, 1 tháng 11, 2018

CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐỒ CHƠI TRẺ EM

1. CĂN CỨ PHÁP LÝ LIÊN QUAN TỚI THỦ TỤC HỢP QUY ĐỒ CHƠI TRẺ EM

- Thông tư số 18/2009/TT-BKHCN ngày 26/06/2009 ban hành và thực hiện “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em”;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em QCVN 3:2009/BKHCN;
- Thông tư 02/2017/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
- Quyết định 3482 ngày 8/12/2017 về danh mục hàng hoá nhóm 2 thuôc quản lý của Bộ khoa học công nghệ

2. CÁC PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ SỰ PHÙ HỢP
    Đối với đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước và nhập khẩu đều sử dụng một trong những phương thức sau:
- Phương thức 1: thử nghiệm mẫu điển hình;
- Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
- Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.
3. NHỮNG SẢN PHẨM KHÔNG PHẢI THỰC HIỆN HỢP QUY ĐỒ CHƠI TRẺ EM
- Xe đạp, ngoại trừ các xe được coi là đồ chơi, nghĩa là có chiều cao yên tối đa là 435 mm;
- Súng cao su (ná bắn đá cũng được coi là súng cao su);
- Mũi tên có đầu nhọn kim loại;
- Thiết bị trong các sân chơi gia đình và công cộng;
- Súng và súng ngắn hoạt động bằng hơi hay khí nén;
- Diều (ngoại trừ độ cách điện của dây diều được quy định trong TCVN 6238- 1:2008 (ISO 8124-1:2000);
- Các bộ mô hình lắp ráp, mô hình máy bay hay tàu thủy không được thiết kế dùng để chơi;
- Các dụng cụ và thiết bị luyện tập thể thao, dùng để cắm trại, thiết bị dành cho điền kinh, các loại nhạc cụ và dụng cụ biểu diễn; tuy nhiên các loại đồ chơi mô phỏng các thiết bị và dụng cụ này vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn này; Có sự khác biệt rất nhỏ giữa các thiết bị, dụng cụ thể thao và nhạc cụ và đồ chơi mô phỏng. Mục đích của nhà sản xuất hay nhà phân phối cũng như cách sử dụng thông thường hoặc có thể dự đoán trước sẽ xác định có phải là đồ chơi mô phỏng hay không;
- Các loại mô hình máy bay, tên lửa, tàu thuyền và các loại xe chạy trên mặt đất bằng động cơ nổ. Tuy nhiên các loại đồ chơi mô phỏng vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn này;
- Các loại sản phẩm sưu tầm không phải cho trẻ em dưới 16 tuổi;
- Các loại sản phẩm dùng để trang trí trong các ngày lễ;
-Các thiết bị sử dụng ở chỗ nước sâu, dụng cụ tập bơi và thiết bị giúp nổi trên mặt nước dành cho trẻ em như là phao bơi dạng ghế ngồi và các phao dạng khác;
- Đồ chơi lắp đặt tại các nơi công cộng (như khu giải trí, trung tâm thương mại);
- Các bộ đồ chơi ghép hình có nhiều hơn 500 miếng ghép hoặc không có hình, sử dụng cho mục đích chuyên nghiệp;
- Pháo, bao gồm cả ngòi nổ, ngoại trừ các loại ngòi nổ được thiết kế riêng cho đồ chơi;
- Các loại sản phẩm có bộ phận đốt nóng với mục đích sử dụng dưới sự giám sát của người lớn dùng trong giảng dạy;
- Các loại xe có động cơ hơi nước;
- Các loại đồ chơi nghe nhìn có thể kết nối với màn hình vận hành ở điện áp danh định lớn hơn 24 V;
- Núm vú cao su giả dành cho trẻ em (đầu vú giả cho trẻ em ngậm);
- Các loại vũ khí mô phỏng trung thực;
- Các loại lò điện, bàn là hoặc sản phẩm có chức năng khác vận hành với điện áp danh định lớn hơn 24 V;
- Cung có chiều dài tĩnh lớn hơn 120 cm;
- Đồ trang sức thời trang dành cho trẻ em.

Đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước và đồchơi trẻ em nhập khẩu đều phải gắn dấu hợp quy và dán nhãn hàng hóa khi đưa ra lưu thông ngoài thị trường.
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia tư vấn nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm luôn luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng

Mọi chi tiết xin liên hệ:
Trung Tâm Giám Định Và Chứng Nhận Hợp Chuẩn Hợp Quy VietCert
Miền Bắc: Ms. Nga - 0903 518 929 / Ms. Vân - 0905 539 099
Miền Trung: Mr. Thắng - 0903 525 899

Miền Nam: Mr. Tưởng - 0905 849 007

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét