Bộ
câu hỏi thường gặp về dán nhãn năng lượng – Phần 1
Bộ câu hỏi thường gặp về dán nhãn năng lượng – Phần 1
Giám định thực phẩm, Tự công bố thực phẩm, công bố thực phẩm, kiểm tra nhà nước thực phẩm |
1. Đã bỏ
dán nhãn năng lượng chưa?
Trả lời
: CHƯA bỏ Dán nhãn năng lượng
Tại mục
1 Điều 39. trong Luật “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” được Quốc
hội thông qua tại Luật số: 50/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 : “Phương
tiện, thiết bị thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng
phải được dán nhãn trước khi đưa ra thị trường” .
Do vậy
chỉ khi nào bỏ hoặc thay đổi Luật “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”
thì mới “hi vọng” bỏ dán nhãn năng lượng.
Xem chi
tiết nội dung Luật số:
50/2010/QH12
2. Kiểm
tra hiệu suất năng lượng và dán nhãn năng lượng là 2 kiểm tra chuyên ngành ?
Trả
lời: Dán nhãn năng lượng là 1 thủ tục kiểm tra chuyên ngành bao gồm cả kiểm tra
hiệu suất năng lượng
Tại mục
2 Điều 39. trong Luật “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” được Quốc
hội thông qua tại Luật số: 50/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 : “ Cơ sở
sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu phương tiện, thiết bị thực hiện việc dán nhãn
năng lượng đối với phương tiện, thiết bị sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp
giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng”
Do đó,
muốn dán nhãn năng lượng được thì các bạn phải có kết quả thử nghiệm hiệu suất
năng lượng.
3. Quyết
định 04/2017/QĐ-TTG và Quyết định 24/2018/QĐ-TTG có khác gì nhau không?
Như câu
hỏi số 2 ở trên. Doanh nghiệp muốn dán nhãn năng lượng thì phải có kết quả thử
nghiệm Hiệu suất năng lượng. Tuy nhiên Chính phủ luôn ban hành 2 quyết định
·
Quyết định về danh mục các Phương tiện, thiết bị phải thực hiện
dán nhãn năng lượng (mới nhất là Quyết định 04/2017/QĐ-TTG)
·
Quyết định về Danh mục phương tiện, thiết bị sử dụng
năng lượng có hiệu suất thấp phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất
thấp không được xây dựng mới (mới nhất là Quyết định 24/2018/QĐ-TTG)
⇒ Danh mục trong quyết định
24/2018/QĐ-TTG nhiều hơn.
⇒ Có những mặt hàng không
bắt buộc phải dán nhãn năng lượng nhưng bắt buộc phải đạt hiệu suất năng lượng
tối thiểu mới được nhập khẩu như: NỒI HƠI, BÌNH ĐUN NƯỚC NÓNG DỰ TRỮ,..
Xem nội
dung chi tiết Quyết định 04/2017/QĐ-TTG và quyết
định 24/2018/QĐ-TTG
4. Dán
nhãn năng lượng trước hay sau không quan?
Trả
lời: Doanh nghiệp không bắt buộc phải làm dán nhãn năng lượng
trong thông quan nhưng phải dán nhãn năng lượng lên sản phẩm trước khi đem hàng
lưu thông ra thị trường
5. Làm thử
nghiệm hiệu suất năng lượng trong thông quan hay sau thông quan?
|
Trả
lời: Hiện tại mỗi Cục hải quan có một cách làm khác nhau
·
Tại Hồ Chí Minh: Chỉ
cần có đăng ký thử nghiệm Hiệu suất năng lượng là được thông quan. Doanh nghiệp
làm hiệu suất năng lượng sau thông quan, lưu lại kết quả để phục vụ kiểm tra
sau thông quan sau này
·
Tại Hải Phòng: Đăng
ký thử nghiệm Hiệu suất năng lượng Đem hàng về kho bảo quản >> Thử nghiệm
hiệu suất năng lượng đạt >> Nộp kết quả cho Hải quan để thông quan
6. Công bố
dán nhãn năng lượng hàng nhập khẩu, lô nào cũng phải làm ?
Trả
lời; Doanh nghiệp chỉ thực hiện 1 lần
Doanh
nghiệp phải thực hiện lại khi thay đổi Tiêu chuẩn Việt Nam áp dụng từng mặt
hàng
7. Muốn
dán nhãn năng lượng tự nguyện đèn LED bây giờ có được không?
Trả
lời: Không
Vì Bộ
công Thương chưa ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam về hiệu suất năng lượng cho đèn
LED nên doanh nghiệp chưa thể thực hiện dán nhãn năng lượng đèn LED
8. Máy
biến áp khô đã phải dán nhãn năng lượng chưa?
Trả
lời: Chưa
Bộ Khoa
học công nghệ đã ban hành TCVN 8525:2015 Máy biến áp phân phối bap ha – Hiệu
suất năng lượng để thay thế TCVN 8525:2010 nhưng Bộ công Thương chưa công bố áp
dụng TCVN 8525:2015. Do vậy hiện tại máy biến áp khô chưa phải dán nhãn năng
lượng
9. Trong
HCM đã có phòng thử nghiệm động cơ điện chưa?
Trả
lời: Chưa
Hiện
tại vẫn chỉ duy nhất Quatest 1 ngoài Hà Nội được Bộ công Thương chỉ định là đơn
vị được thử nghiệm Hiệu suất năng lượng động cơ điện
Để được
tư vấn ngay, Quý khách hàng vui lòng liên hệ :
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét